Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
On page SEO – Cách làm SEO on page
Do you like this story?
Thông thường, quá trình quảng bá website hay tối ưu hoá một trang Web nhằm đưa thứ hạng của nó lên cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay MSN…phải sử dụng hai phương pháp cơ bản. Một là “On-page” SEO còn một bên là “Off-page” SEO. Trong đó, phương pháp on-page SEO được sử dụng rất phổ biển và được coi là phương pháp SEO đem lại hiệu quả cao hơn cả.
Các SEO ER sử dụng kỹ thuật này để cải tiến nội dung trang Web cũng như giao diện, đồ hoạ, coding…Hơn nữa, hiện nay các công cụ tìm kiếm lớn như Google hay Yahoo ngày một hoàn thiện hơn các thuật toán để cung cấp cho người tìm kiếm những kết quả tốt nhất, phù hợp nhất – đó thực sự là những website có chất lượng. Một trang web chất lượng là trang có thể mang đến cho người “viếng thăm” những thông tin bổ ích. Vì vậy, nếu bạn muốn trang Web của bạn được nhiều người biết đến, đặc biệt là biến họ thành khách hàng tiềm năng, phải xây dựng nội dung website thật tốt.
“On-page” SEO đơn giản chỉ hướng đến nội dung của trang Web. Bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang Web các Search Engine sẽ tìm đến website của bạn. “On-page” SEO chủ yếu là cải tiến các HTML tags – bao gồm thẻ Heading H1, thẻ Title, thẻ Bold, thẻ Italic.
Sau đây là ví dụ về một cụm từ “Thiet ke website ” sử dụng trong thẻ Heading H1 và thẻ Bold B:
Thiet ke website
Thiet ke website
Thiet ke website
Bạn có nhận ra sự khác nhau giữa hai cụm từ trên không? Trong mã nguồn HTML, cụm từ Thiet ke website được đặt giữa các thẻ H1:
Thẻ H1 cho từ : Thiet ke website ( HTML Tags )
Một mã khác, nó được đặt giữa tag Bold:
Thẻ B cho từ: Thiet ke website ( HTML Tags )
Nó cũng có thể được đặt giữa các thẻ nhấn mạnh (emphasize):
Thẻ EM cho từ: Thiet ke website ( HTML Tags )
Ngoài ra, còn một chú ý về các thẻ khác nữa:
Title Tag: thẻ tiêu đề
Thẻ Title là một nhân tố rất quan trọng trong việc đưa website của bạn lên cao. Mục đích của các thẻ Title là nhằm miêu tả nội dung trang Web cho các Search Engine chỉ mục. Nếu thẻ Title không miêu tả chính xác nội dung trang Web, những trang này sẽ bị “giáng cấp” bởi các thuật toán Search Engine. Hay nói cách khác, trang Web của bạn sẽ có vị trí thấp hơn những gì mà nó xứng đáng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Thẻ Title tạo ra những từ xuất hiện trên thanh tiêu đề của trình duyệt Web. Một số qui tắc bạn nên tuân theo khi viết thẻ Title:
- Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho title tag.
- Tránh sử dụng những từ được gọi là stop word như “a, the, or..”
- Không nên viết một từ khóa 2 lần.
- Tránh sử dụng những từ được gọi là stop word như “a, the, or..”
- Không nên viết một từ khóa 2 lần.
Cấu trúc của một thẻ Title cơ bản như sau:
Meta Description tag
Thẻ Meta Description là một phần trong mã HTML, nằm trong phần của trang Web. Thẻ Meta Description thường được đặt sau thẻ Title và trước thẻ Meta keywords mặc dù vị trí nó của nằm ở đâu không quan trọng. Thẻ Meta Description chỉ mô tả nội dung ngắn gọn về trang Web và các Search Engine sẽ dùng thông tin này để mô tả ngắn gọn nội dung website khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Một thẻ Meta Description tốt sẽ thu hút tỷ lệ lớn click through, vì vậy nó nên bao nhiều nhiều từ khoá và được tổ chức thành một câu có ý nghĩa. Một số lưu ý về việc đặt thẻ Meta Description:
- Đặt keyword phrase ở đầu description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể.
- Cố gắng giữ description trong khoảng 255 ký tự.
- Cố gắng giữ description trong khoảng 255 ký tự.
Cấu trúc của một thẻ Meta Description thường là như sau:
< meta name=”description” content=”Thông tin về Thuơng mại điện tử “>
Meta Keywords tag
Thẻ Meta Keywords là nhân tố chính giúp cho các Search Engine xem xét về vị trí của trang Web trên các trang kết quả. Thẻ Meta Keywords thường ngắn gọn và là một danh sách chính xác các nội dung, chủ đề quan trọng của website . Khi bạn viết một Meta Keywords, bạn nên lướt qua nội dung trang Web, liệt kế những thuật ngữ quan trọng nhất trên trang đó, sau đó lấy khoảng 10-15 từ miêu tả chính xác nội dung website . Một thẻ Meta Keywords thường có cấu trúc như sau:
< meta name=”keyword” content=” Thuơng mại điện tử , SEO , Kinh doanh trực tuyến, Phát triển website , Chiến lược Marketing”>
Phần Body
Điều chỉnh các thẻ trong phần Header rất quan trọng cho việc xếp hạng của Search Engine, tuy nhiên, để giữ được high ranking (vị trí cao) và quan trọng hơn là giảm Bounce Rate thì nội dung trang Web phải đặc biệt được chú ý. Tất cả nội dung của một website đều được thể hiện trong phần Body. Để tối ưu hoá phần Body, cần phải đặt các keywords xuyên suốt toàn bộ nội dung. Sau đây là một số qui định chung cần phải tuân theo:
- Đảm bảo trang chủ phải có đủ keywords. Nó sẽ có cơ hội được chỉ mục nhiều hơn những trang khác, và nó sẽ chỉ là trang được index bởi một số Search Engine. Một vài Search Engines xếp hạng webpage cao nếu nó có ít nhất 100 từ, vì thế nội dung của bạn nên có tối thiều 100 words. Khi đưa website của bạn vào directory thì các directory đòi hỏi website của bạn phải có nội dung tốt, nội dung thật sự chứ không phải chỉ là trang list các keyword.
- Các thẻ H1, H2…H6 (heading) thì cũng rất hữu ích trong việc SEO , bạn nên đặt keywords chính trong những thẻ này.
- In đậm và in nghiêng các keywords chính ít nhất 1 lần (chú ý không nên in đậm hoặc nghiêm tất cả keyword).
- In đậm và in nghiêng các keywords chính ít nhất 1 lần (chú ý không nên in đậm hoặc nghiêm tất cả keyword).
Một số thủ thuật “On-page” SEO “negative”
“On-page” SEO có một số thủ thuật như hidden hay invisible text, sử dụng tag, cloaking, duplicate site…Đây được coi là những thủ thuật “On-page” SEO “mũ đen”. Những thủ thuật này được khuyến cáo là cấm sử dụng bởi vì không sớm thì muộn các thuật toán Search Engine cũng sẽ phát hiện ra nó và có thể website sẽ bị banned (cấm) trên các cộng cụ tìm kiếm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét bài “On page SEO – Cách làm SEO on page”
Đăng nhận xét